Teenboy có bao giờ thắc mắc không biết "cậu bé" của mình có bình thường và hoạt động tốt không?
Ảnh minh họa
Sao "đồng hồ" của tên bạn thân thì to mà của mình thì "nhỏ"
Vấn đề to nhỏ của “đồng hồ” khiến rất nhiều boy tò mò và thắc mắc. Tại sao qua tuổi dậy thì rồi mà sao “đồng hồ” vẫn không nở nang gì so với lúc nhỏ? Phải làm gì để tăng hay giảm kích cỡ của nó đây?
Phe XY biết không, thông số đồng hồ mà các bạn đang sở hữu là do gene của bố mẹ quyết định nên không ai giống ai cả. Size của “đồng hồ” sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, từ khi còn nhỏ đến tuổi dậy thì và cho đến lúc trưởng thành, sự thay đổi này rõ rệt hay chỉ một chút cũng tùy cơ địa của từng người, nhưng hầu hết khi chúng ta phát triển toàn diện sẽ nhận thấy được “đồng hồ” bắt đầu lớn dần.Ảnh minh họa
XY cần nắm được quá trình phát triển của “đồng hồ” nhé: đầu tiên, “hai quả lắc” (tinh hoàn) sẽ lớn lên, rồi rừng rậm sẽ mọc bao xung quanh chúng để “phòng hộ”, sau đó là đến “kim dài” (dương vật) bắt đầu dài ra, rồi dày hơn. Khi quả lắc bắt đầu lớn thì kim dài cũng sẽ dài và dày hết cỡ.
Bạn đừng quá buồn về chuyện nhỏ to vì khó có thể biết được độ lớn của "đồng hồ" vì khi “kim dài” cương cứng kích thước của nó sẽ lớn hơn bình thường rất nhiều đấy. Phần nữa, khi bạn thừa cân, các mô mỡ sẽ đánh lừa cảm giác khiến cho bạn cảm thấy “đồng hồ” của mình bé hơn so với cơ thể.
Việc tăng size của "đồng hồ" ngoài yếu tố gene, XY có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều rau xanh và hoa quả kết hợp cùng với tập luyện thể dục nhẹ nhàng. Nhớ thêm là đừng mặc quần lót quá chật nhé!
Ảnh minh họa
"Rừng rậm nhiệt đới" lùm xùm
“Đồng hồ” cũng có rừng rậm giống như ở nách hay quanh miệng (ria mép) XY. Nó báo hiệu sự phát triển sinh học của cơ thể nên không có gì phải lo lắng cả.
"Rừng rậm" ở "đồng hồ" sẽ phát triển sau khi “hai quả lắc” bắt đầu to, tuy nhiên có trường hợp rừng rậm phát triển trước khi cả những thay đổi ở quả lắc. Đầu tiên, rừng rậm sẽ mọc ở gốc kim dài, ít và mềm, thẳng hoặc xoăn nhẹ, càng về sau thì chúng càng mọc dày hơn, đen, dày và xoăn hơn, lan rộng cả quả lắc và hết bắp đùi thành một diện tích rộng.
Rừng rậm sẽ mở rộng diện tích canh tác và đạt tối đa khi chiều cao của bạn phát triển hết cỡ. Ở mỗi XY có cơ địa khác nhau thì sự phân bổ của rừng rậm sẽ khác nhau.
"Đồng hồ" cáu bẩn và bốc mùi
Đây là một chứng bệnh mà lỗi rất lớn thuộc về chủ nhân của nó không biết chăm sóc. Chất cáu bẩn này có dạng sệt, màu trắng ngà phát sinh từ các hốc, ngóc ngách và kẽ của “đồng hồ”. Trị được hội chứng này nếu XY không biết cách thì dù có vệ sinh nó ngày vài lần thì vẫn bốc mùi như thường.
Hãy vệ sinh thướng xuyên với nước sạch và xà phòng dịu nhẹ, nên vệ sinh mọi ngóc ngách và diện rộng. Bên cạnh đó cũng cần thay nội y hàng ngày và phát quang rừng rậm theo định kỳ để tránh lưu giữ mùi cho "đồng hồ" nhé.
Ảnh minh họa
Chiếc "đồng hồ" sẫm màu
Đây là chuyện hết sức bình thường! Đó là dầu hiệu báo trước rằng cơ thể đang dậy thì, màu của "đồng hồ" sẽ thay đổi cùng lúc khi lớp da ngoài quả lắc chuyển từ mịn màng sang thô sần và lớn lên.
Mang "đồng hồ" gõ cửa bác sỹ
Đây là việc nên làm thường xuyên để giúp cho "đồng hồ" chạy đúng nhịp và không bị đơ. Bác sỹ sẽ giúp bạn kiểm tra xem quả lắc của đồng hồ có khỏe mạnh và đều nhau không? Có bị virus ung thư tấn công không?
Nếu như không có điều kiện thăm khám bác sỹ, chính XY cũng tự khám cho mình ít nhất 1 lần/tháng. Khi tắm hãy kiểm tra xem quả lắc của mình có bình thường không hay có u nào xuất hiện không? Có cảm thấy đau hay mỏi, vết đỏ tấy hay sưng húp không? Khi thấy các triệu chứng lạ hãy đến ngay bác sỹ để chuẩn đoán chính xác nhất nhé!
Đăng nhận xét